Vậy trường của con là THPT Le Quý Đôn Đống Đa Hà Nội chỉ dừng học hè tháng 7 nhưng lại chuyển sang học dồn dập vào đầu tháng 8 (chỉ có ba tuần đầu tháng 8 để học thêm nhưng bọn con phải học dồn đủ tiết học của bốn tuần như đã thu tiền, hai tuan dau lên tới 24 tiết học thêm ở trường/1tuan; tuần cuối 20 tiết học thêm). Nhà trường thu tiền học của tất cả học sinh và dạy theo lớp chính khoá chứ không phân chia theo năng lực. Ngoài ra chính các cô dạy chính khoá tren lớp của tụi con lại tổ chức dạy thêm 5 môn chính ở địa điểm ngoài trường. Một ngày ít nhat tháng này con phải học thêm ở trường 4 tiết, ở địa điểm ngoài 4 tiết vẫn là môn học ấy cô giáo ấy. Con nghĩ nếu để hiệu trưởng có quyền quyết cho cô nào dạy học sinh chính khoá ngoài trường thì không bao giờ hiệu trưởng lại không cho vì hiệu trưởng với các cô là một (cô con nói thế). Bọn con không muốn học như vậy nhưng không dám nói ra vì các cô sẽ dạy chính khoá. Suốt hè vừa rồi tụi con không được nghỉ vì các thầy cô ép học thêm năm mon chính tại địa điểm ngoài trường, trong khi mọi năm ít nhất bọn con được nghỉ học thêm tháng 6. Con kính mong Sở giáo dục vào cuộc ạ.
Tôi mong sao cả nước Việt nam không còn thị trường dạy thêm. Một đất nước văn minh phát triển cần có nền giáo dục đào tao con người có tính sáng tạo. Mà dạy thêm là hình thức ráp khuôn mẫu sao cho người học nhớ là có thể làm được bài 9-10 điểm để dễ đạt học sinh khá giỏi thì phụ huynh vui và học sinh thích đi học thêm. Còn nhà trường thì được bệnh thành tích báo cáo lên cấp trên là trường có nhiều học sinh khá giỏi. Các nhà quản lý đi nhiều hiểu biết xem trên thế giới có bao nhiêu nước văn minh phát triển mà có nền giáo dục day thêm như nước ta không? Đa số học sinh khá giỏi là con em có điều kiện kinh tế học thêm từ lớp một, còn lại các em không có điều kiện học thêm thì thường là lên lớp theo không kịp. Vì hàng tỉ nguyên nhân nháy nháy trong dạy thêm...Mặc dù các nhà viết sách đã cố gắng rất nhiều cho học sinh có cách tự học sáng tạo. Chỉ vì dạy thêm mà giáo viên lơ đi tính sáng tạo của học sinh để dạy những gì kiểm tra ngay cho điểm cao thôi( điểm cao nhưng tri thức sáng tạo thì không có ). Còn số đông các nhà quản lý thì yếu kém, mang nặng bệnh thành tích và không nhìn ra như thế nào là giáo dục đào tạo con người sáng tạo cho thế hệ sau mà chỉ nhìn được cái chức vẻ uy quyền ăn xổi mà không có bản lính dám làm dám chịu. Tôi nhìn thấy điều này từ 15 năm nay rồi nhưng do thấp cổ bé họng nên không có tiếng nói và không thấy ai có tư tưởng giống mình nên đành chịu ngậm ngùi đi dạy mà như ở ẩn cho thuận buồm xuôi gió chứ suốt ngày bị vùi dập thì quá mệt mỏi. Hôm nay đọc được công văn trên của Ông Đinh La Thăng mà tinh thần tôi được phần nào cởi mở với một nền giáo dục mới tư tưởng mới. Mong sao có nhiều người hiểu được một phần nghìn về triết lý nhân loại và tư tưởng Hồ Chí Minh:” Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chúng ta cần suy nghĩ sâu sắc về đất nước ta bây giờ không còn đói như ngày xưa mà chỉ lo cho con em phải đi học thêm có điểm cao, thi đậu, ra trường đi làm có cái ăn. Chúng ta cần nhìn xa hơn nước ta đứng