.."phong tục tập quán lạc hậu...", đây là câu trên báo chí truyền thông, trong nhiều bài nghiên cứu khoa học và ở trong cuộc sống xã hội ...vẫn còn tồn tại những hiểu biết sai lệch và định kiến về các thực hành văn hoá khác biệt của các tộc người thiểu số. Nhiều thực hành văn hoá xã hội và tập quán sản xuất của các tộc người thiểu số bị dán cho những nhãn tiêu cực như ‘lạc hậu’, ‘cổ hủ’, ‘mê tín dị đoan’, ‘lãng phí’, ‘không kinh tế’, vv... Những cách hiểu sai lệch, định kiến này có thể để lại nhiều hệ quả tiêu cực không mong đợi trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống, trong việc phát huy nội lực của các tộc người để phát triển, cũng như ảnh hưởng đến chính đại đoàn kết dân tộc của nhà nước. Văn hoá là gì? Văn hoá, theo nghĩa rộng, là “tất cả những gì con người CÓ, con người NGHĨ và con người LÀM với tư cách là những thành viên của một xã hội”. Những gì con người có bao gồm các hiện vật vật chất như quần áo, trang phục, nhà cửa, công cụ sản xuất, các công trình kiến trúc, chùa chiền, đền, miếu, vv... Những gì con người nghĩ bao hàm các thành tố ‘ẩn’, nằm trong suy nghĩ của con người, như niềm tin tôn giáo, triết lý sống, thế giới quan, quan niệm thẩm mĩ, vv...). Những gì con người làm là các khuôn mẫu hành vi ứng xử mà chúng ta quan sát được như vái lạy, bắt tay, gật đầu, vv. Trong ba thành tố này, thành tố “NGHĨ” đóng vai trò hết sức quan trọng, có tính chất chi phối hai thành tố còn lại là “CÓ” và “LÀM”. Chính vì vậy, trong một nền văn hoá, cả ba thành tố ‘CÓ’, ‘NGHĨ’, “LÀM’ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và mỗi thành tố văn hoá đều có một giá trị, chức năng nào đó trong hệ thống tổng thể của nền văn hoá mà nó tồn tại. Nếu nhìn nhận các thành tố, thực hành văn hoá trong sự nối kết như vậy thì không có một thực hành hay phong tục tập quán nào là “lạc hậu”, là “thừa” . Cũng với cách nhìn này, truyền thống văn hoá của tất cả các nhóm tộc người, dù ở miền núi hay đồng bằng, thiểu số hay đa số, châu Á hay châu Âu đều có giá trị